Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thức ăn Việt Nam ở Jerusalem

Tôi hay mang theo nồi cơm điện nho nhỏ khi đi du lịch. Mỗi buổi sáng, ăn cơm trắng với thức ăn mang theo khiến hương vị quê nhà cứ quanh quẩn bên mình.
Tối hôm qua, do trở về Jerusalem từ thành phố Tel Aviv khá muộn nên tôi không kịp ghé chợ mua rau. Tôi rảo quanh quầy ăn sáng của khách sạn Regency – nơi tôi đang ở – thấy khá nhiều rau quả phục vụ bữa ăn, đặc biệt là Oliu muối. Tôi bới một ít cơm và thức ăn đem xuống quầy để sử dụng rau quả ăn kèm.
Dù chọn một góc bàn khuất, nhưng chỉ sau 5 phút tôi bị phát hiện ra ngay bởi hương vị thức ăn Việt Nam quá khác biệt với người ở đây. Anh nhân viên phục vụ bước tới hỏi tôi đã sử dụng món gì và yêu cầu tôi phải đóng ngay lập tức chiếc hộp đựng cơm và thức ăn. Anh khuyến khích tôi chỉ được phép sử dụng thức ăn trong quầy.
Israel với hơn một nữa đất đai là sa mạc với khí hậu khắc nghiệt và không có nước, tuy nhiên lại là một quốc gia thuộc nhóm đứng đầu về việc xuất khẩu nông nghiệp trên thế giới. Việc xuất khẩu nông nghiệp đóng góp khoảng 2.5% GDP của cả quốc gia. 95% từ sản phẩm nông nghiệp để đổi lấy các mặt hàng ngủ cốc, dầu, cà phê, ca cao và đường.
tel-aviv
Cột tháp Thánh Đường Hồi Giáo bên bờ Địa Trung Hải ở thành phố Tel Aviv.
Những nông trại ở Israel đều trồng cây xanh theo những phương pháp hiện đại cần rất ít lượng nước và đất tốt. Chỉ cần một vi sinh vật lạ xâm nhập vào những trang trại là có thể ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp. Sau một hồi giải thích, anh kết luận : “Hầu hết các khách sạn ở Jerusalem không cho phép khách du lịch đem thức ăn lạ sử dụng tại các quầy ăn”.
Thấy mặt tôi tiu nghỉu sau khi trình bày vẫn còn một số thức ăn Việt Nam chưa được sử dụng trong phòng. Anh nói nhỏ: “Cố gắng sử dụng càng nhanh càng tốt. Chỉ được sử dụng trong phòng thôi nhé và dọn dẹp sạch sẽ hiện trường sau khi sử dụng”.
Một kỷ niệm “khó quên” của tôi trong những ngày ở Israel.
(Tham khảo bài viết đã đăng trên báo TTCT ngày 06/12/2013)

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Du lịch Cần Giuộc Long An qua ảnh


«...
          Cần Giuộc nằm phía Đông tỉnh Long An, diện tích tự nhiên 210.1980 km vuông, dân số trung bình 169.020 người; phía Bắc - Đông Bắc giáp huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; phía Đông giáp huyện Cần Giờ, có chung dòng sông Soài Rạp; phía Tây Bắc giáp huyện Bến Lức; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước.
Từ Tp.HCM, chúng tôi đi về phía Nam theo quốc lộ 50 khoảng 25km, qua huyện Bình Chánh là đến địa phận huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ngay cửa ngõ của huyện, tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình hiện ra trong tư thế hiên ngang như minh chứng cho truyền thống đấu tranh bất khuất, xuyên suốt nhiều thời đại của nhân dân Cần Giuộc. Tượng đài được đặt tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim, là quê hương và cũng là địa điểm tưởng nhớ Nguyễn Thái Bình, một tri thức trẻ, một nhân vật tích cực trong phong trào phản chiến của người Việt ngay trên đất Mỹ, biểu tượng về lòng yêu nước của sinh viên Việt Nam trong mắt người yêu chuộng hòa bình những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. 

Cách tượng đài Nguyễn Thái Bình không xa là Đình Chánh Tân Kim, di tích lịch sử đã được hình thành gần 200 năm, gắn liền với việc đi khai hoang, mở đất, lập làng của ông Tiền hiền họ Mai từ miền Trung vào vùng đất này. Công lao to lớn ấy được dân làng ghi nhớ và theo truyền thống, ông được thờ trong Chánh Điện của đình với bài vị “Tiền hiền khai khẩn”, hàng năm được dân làng tổ chức cúng vào dịp lễ Kỳ Yên.

Chúng tôi có mặt tại chợ Cần Giuộc thuộc thị trấn Cần Giuộc, khung cảnh yên bình với cảnh mua bán tấp nập khiến không ai nghĩ tại nơi đây khi xưa là chợ Trường Bình, đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của nông dân Cần Giuộc dưới sự chỉ huy của Bùi Quang Diệu vào những năm 1859 - 1860. Biết tin Phó Đô đốc Bornard (vừa thay Đô đốc Charner) ra lệnh cho rút bớt quân lính ở các đồn để tập trung lực lượng đánh chiếm Biên Hòa, hòng chặn đường liên lạc giữa triều đình với nghĩa quân miền Tây Nam Bộ, nghĩa quân Cần Giuộc từ ba điểm phục kích, trong đó có một điểm ở chùa Tôn Thạnh, đã kéo đến vây đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng lòng yêu nước và ý chí chống giặc của nhân dân Cần Giuộc càng được khẳng định. Từ đây, cảm hứng bất tận của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã được thể hiện qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đầy bi tráng.

Tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình đặt tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim, là địa điểm tưởng nhớ một tri thức trẻ, một nhân vật tích cực trong phong trào phản chiến của người Việt ngay trên đất Mỹ.
Đình Chánh Tân Kim ở ấp Tân Xuân, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, là một di tích lịch sử gắn liền với việc đi khai hoang mở đất lập làng của ông Tiền hiền họ Mai (Mai Văn Giã) từ miền Trung vào đồng bằng sông Cửu Long.
Đình Chánh Tân Kim được ghi nhận là một trong những thành tố của thiết chế văn hóa làng xã truyền thống.
Chùa Tôn Thạnh, nơi cụ Đồ Chiểu từng viết văn, dạy học và chỉ đạo nghĩa sĩ Cần Giuộc kháng Pháp.

Di tích lịch sử Tổ Đình Linh Sơn là một trong những địa điểm khảo cổ học quan trọng ở Cần Giuộc.

Một công trình có kiến trúc cổ từ thời thuộc Pháp ở huyện Cần Giuộc.



Sông Cần Giuộc luôn tấp nập thuyền ghe qua lại, là nơi cung cấp nước cho những ruộng lúa ở Cần Giuộc.

Mùa lúa chín ở Cần Giuộc.

Một góc chợ Cần Giuộc hôm nay, chợ Trường Bình trước đây.

Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao của huyện Cần Giuộc.

Bảo tàng Long An, nơi lưu trữ nhiều tư liệu và hiện vật thể hiện sống động Cần Giuộc qua các thời kỳ lịch sử.

Về ý nghĩa cái tên Cần Giuộc nghe khá “lạ tai” với nhiều người thì trong tư liệu Le Cisbassac (Miệt Tiền Giang) là di cảo của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) có giải thích rằng, Cần Giuộc theo ngôn ngữ Môn-Khmer gọi là Srôk Kantuôt, mà Srôk Kantuôt dịch sang tiếng Việt là “Xứ cây chùm ruột”, bởi theo người dân Cần Giuộc thì trước kia nơi đây trồng rất nhiều cây chùm ruột. Hiện tại, tuy cây chùm ruột không còn nhiều ở Cần Giuộc nữa nhưng dường như nó đã được thay thế bởi những cánh đồng lúa óng ả, trải rộng ra hai bên đường. Thực tế, Cần Giuộc chính là một trong những huyện sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh Long An với địa hình bằng phẳng, đặc biệt là các kênh rạch từ con sông Cần Giuộc, đưa dòng phù sa về tưới tắm ruộng đồng. Ngoài ra, Cần Giuộc cũng có nhiều dự án công nghiệp, tái định cư, trong đó, có 5 Khu công nghiệp nằm trong danh mục Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.

Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân - vnanet.vn



twitter facebook Zing.me Hot!Go.vn more

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Một số kinh nghiệm khi đi du lịch bụi Long An

Mình xin tư vấn cho bạn kinh nghiệm du lịch Long An tự túc
  • Đến vào mùa nào?
Bạn có thể đến Long An vào bất kỳ tháng nào trong năm.
  • - Về đi lại: 

Bản đồ tỉnh Long An

Long An giáp ranh với Sài Gòn nên có thể lấy thành phố mang tên Bác làm điểm trung chuyển cho những bạn ở miền Bắc và miền Trung. Riêng các bạn ở phía Nam có thể tham khảo ở bến xe hay bến thuyền của các tỉnh Cà Mau, Tây Ninh. Lưu ý xem thông tin về giá vé, thời gian xuất bến ở cả hai đầu lịch trình di chuyển.

Bằng phương tiện công cộng

Các bạn có thể mua vé xe khách đi Long An ở bến xe miền Tây hay của các hãng xe trên đường Lê Hồng Phong. Với các bạn ở miền Bắc và Trung, chỉ muốn đến cho biết Long An, có thể mua vé tour đi về trong ngày với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/người.

Bằng phương tiện cá nhân

Giáp ranh với Sài Gòn và có thể đi theo nhiều hướng nên phượt bằng xe máy là phương án được nhiều người chọn lựa, thậm chí với các tay du lịch bụi miền Bắc và miền Trung.
  • Lưu trú
Một số khách sạn giá bình dân, dịch vụ tạm ổn bạn có thể ghi nhớ ở Long An là khách sạn Phượng Hoàng, Huỳnh Thảo, nhà nghỉ Công Đoàn. Ngoài ra, người dân nơi đây rất nhiệt tình và hiếu khách nên bạn có thể xin ngủ ở nhà dân, xem như một trải nghiệm thú vị.
Các bạn có thể tham khảo danh sách nhà nghỉ khách sạn ở Long An tại đây

  • Địa điểm tham quan
Điểm dừng chân đầu tiên khi đến Long An là huyện Cần Đước. Với đình Vạn Phước, nơi thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại, một trong những ông tổ của nghệ thuật đờn ca tài tử, Cần Giuộc được xem là một trong những cái nôi của loại hình nghệ thuật này.

Đến Cần Đước, bạn còn có dịp tìm hiểu các làng nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu ở Long Cang Long Định, chạm bạc ở Phước Vân, chạm gỗ ở Tân Lân, đóng ghe ở Long Hựu, Tân Chánh; tham quan ba di tích lịch sử lớn là di tích nhà trăm cột, chùa Phước Lâm, di tích lịch sử ngã tư Rạch Kiến hay thưởng thức bữa cơm nấu từ gạo Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ) ăn với cá bống kèo kho tộ.
Di tích nhà trăm cột


Nằm ở vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ, Cần Giuộc thu hút du khách với những chuyến tham quan, khám phá những bãi bồi đặc trưng vùng sông nước và những sản vật dân dã, đặc biệt là mắm còng mùng năm (được làm từ những con còng bắt được vào dịp tết đoan ngọ). Món này ăn cùng cơm nguội đã "đã miệng", thưởng thức cùng cùng thịt luộc, cá lóc nướng trui càng tuyệt.

Bên cạnh mắm còng mùng năm, vùng đất này của Long An cũng nổi tiếng với lạp xưởng được làm bằng ruột heo tươi rất ngon và để được rất lâu, không bị pha mùi dầu. Ngoài các món ngon, hai địa danh bạn nên viếng thăm khi đến Cần Giuộc là di tích lịch sử Chùa Tôn Thạnh và di tích khảo cổ học Rạch Núi.


Đức Hòa — Đức Huệ níu chân du khách với 4 khu di tích nổi tiếng là di tích Gò Xoài, di tích Gò Năm Tước, di tích Gò Đồn và di tích khảo cổ Bình Tả. Mỗi di tích có một đặc điểm riêng để bạn khám phá và tìm hiểu. Kiến trúc Gò Xoài được nhận định là một di tích stupa có niên đại sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Di tích Gò Năm Tước là một kiến trúc đền thờ Ấn Độ giáo. Di tích Gò Đồn thu thập được nhiều hiện tượng thần Dvarapala (thần giữ đền), đầu tượng thần Ganesa (phúc thần), nhiều vật thờ như linga, yoni… Riêng Bình Tả là một di tích khảo cổ học quy mô lớn thuộc văn hóa Óc Eo.

Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười thơ mộng và bình yên với những những cánh rừng tràm bạt ngàn, những cánh đồng sen rộng lớn cùng hàng trăm loại động vật quý hiếm như Cò, Sếu đỏ, Rùa, Rắn...Thắng cảnh Núi Đất vừa thơ mộng vừa hùng vĩ với vẻ đẹp của một vùng đất vừa có ruộng lúa trải dài, vừa có những ngọn núi cao hùng vĩ.

Ngoài ra, khi đến Long An, bạn đừng bỏ qua chuyến viếng thăm nhỏ ở vườn hoa kiểng Thanh Tâm, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, rừng tràm và chợ nổi Tân Lập, làng cổ Phước Lộc Thọ… cùng hàng loạt các di tích lịch sử.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham quan 5 cửa khẩu của Long An như Mỹ Quí Tây - Đức Huệ, Bình Hiệp (Prây-Vo) – Mộc Hoá, Vàm Đồn – Vĩnh Hưng, Kênh 28 – Vĩnh Hưng, Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông).

  • Đặc sản Long An
Nhắc đến Long An không thể không nhắc đến những món ăn đặc sản như canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui, lẩu mắm, khóm Bến Lức gạo Nàng thơm chợ Đào, rượu đế Gò Đen , dưa hấu Long Trì, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long Châu Thành
  • Các dụng cụ cần thiết mang gì khi đi du lịch Long An?
Bất kỳ trang phục, giày dép bạn thích.
Mang theo vật dụng đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào màu mưa.
Mang theo kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh thông thường.
Bài viết của bạn thietht  tại diễn đần didau.org


twitter facebook Zing.me Hot!Go.vn more

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Trải nghiệm một chuyến du lịch Cái Bè (Tiền Giang)

  • Giới thiệu:
Huyện Cái Bè có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho cả 2 tuyến giao thông thủy - bộ. Cái Bè vừa nằm cạnh bên bờ sông Tiền vừa có quốc lộ 1A chạy qua chia Cái Bè ra làm hai nửa, một nửa là diện tích trồng lúa, một nửa là diện tích trồng cây ăn trái chuyên canh với nhiều loại trái cây đặc sản có thương hiệu như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi long Cổ Cò bên cạnh đó Cái Bè còn có nhiều di tích lịch sử, di tích kiên trúc văn hóa, nền văn hóa ẩm thực mang đậm hương vị làng quê và cả tấm lòng đôn hậu, mến khách của người dân nơi đây.
Du khách đến Cái Bè ngoài việc được sống giữa thiên nhiên không khí trong lành, thì du khách còn được đến thăm các di tích lịch sử như khu Thiên Hộ Dương, chiến thắng Đập Ông Tải, chiến thắng Cổ Cò, Chùa Bà Cạn, thăm làng nghề truyền thống, Cồn Cổ Lịch đặc biệt là 2 ngôi nhà khổ nơi còn lưu lại nhiều nét kiến trúc và nhiều cổ vật có giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với vùng đất Cái Bè thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX. Chính hai ngôi nhà cổ nầy là điểm du lịch thu hút khách du lịch đến tham quan khá đông.
  • Chuyến du lịch bắt đầu:
Từ thị trấn Cái Bè đi bằng tàu du lịch khoảng 15 phút bạn sẽ đến ngôi nhà thứ nhất tọa lạc ở ấp An Lợi, xã Đông Hòa Hiệp, ngôi nhà được xây dựng từ năm 1938 gồm hai gian, ba chái, mang đậm truyền thống Á đông xen lẩn những nét kiến trúc mềm mại theo kiểu kiến trúc Pháp. Các đồ dùng trong nhà như tủ, bàn, ghế được trang trí rất gọn gàng, cân đối và đẹp mắt, các đồ dùng này đều có tuổi thọ từ 50 năm đến trên 100 năm, đặc biệt là 3 chiếc tủ thờ được cẩn ốc sà cừ rất tinh vi và độc đáo, cho thấy sự khéo léo, tinh vi và óc thẩm mỹ của các nghệ nhân thời trước, khách du lịch rất thích thú với nghệ thuật cẩn ốc sà cừ này nhất là qua các nội dung được cẩn với ý nghĩa giáo dục đạo đức rất sâu sắc.

Rời căn nhà thứ nhất đi đò khoảng 30 phút là đến ngôi nhà cổ thứ hai ở ấp Hòa Phú, xã Hòa Khánh. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1860, vật liệu chủ yếu bằng gỗ. Ông Trần Quang Mẫn, chủ nhân thừa kế đời thứ năm của ngôi nhà thì gia phả ghi lại cho biết: ngôi nhà được các nghệ nhân tài hoa ở cố đô Huế vào thi công, đến năm 1923 ngôi nhà được sửa chữa lại một lần làm cho ngôi nhà bị biến đổi chút ít, từ kiến trúc theo kiểu cung đình Huế giờ có pha thêm những nét chấm phá theo kiểu kiến trúc Pháp, chủ yếu là mặt tiền của ngôi nhà còn phần bên trong vẫn được giữ gìn trọn vẹn với những nét cổ kính của nó. Đây là căn nhà của dòng họ Phạm thuộc tầng lớp quan lại của triều đình nhà Nguyễn, cho nên những đồ dùng trong gia đình thuộc tầng lớp phong kiến, giàu có của giai đoạn đó và đây cũng là gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng, cho nên cũng có nhiều chuyện kể về gia đình giúp đỡ Việt Minh đánh Tây vào những năm 1930-1945.

Do chiến tranh nên một số cổ vật và đồ dùng trong gia đình bị thất lạc và bị mất, nhưng vẫn còn lại nhiều cổ vật và đồ dùng gia đình có thể giúp các bạn biết được đời sống văn hóa xã hội của vùng đất Cái Bè cách đây một hai thế kỷ. Đồ dùng trong gia đình được bài trí khá công phu, nhìn vào nơi bố trí bàn ghế chúng ta có thể biết được người ngồi ở đó thuộc vai vế nào trong dòng tộc.


twitter facebook Zing.me Hot!Go.vn more

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Nam Du (Kiên Giang)

Từ cầu tàu Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, du khách ngồi tàu cao tốc khoảng 3 tiếng đồng hồ là tới hòn Củ Tron, cách xa bờ 90km. Tàu vừa cặp bến, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của một cụm đảo xanh rì giống như một thế trận vững vàng giữa trùng khơi sóng gió. Đó chính là quần đảo Nam Du với 21 đảo lớn nhỏ, trong đó Củ Tron là hòn lớn nhất, xa xa là hòn Dầu, hòn Ông, hòn Ngang, hòn Mấu… tạo thành một vùng non nước hữu tình. Chẳng thế mà nhiều du khách đã gọi nơi đây là Hạ Long phương Nam.

Quần đảo Nam Du (Kiên Giang) quyến rũ du khách
Trên đường ra khơi, tàu thường ghé qua Hòn Tre và Hòn Sơn, để rước thêm khách trước khi tiến thẳng về Hòn Củ Tron. Tại quần đảo Nam Du, ngoài những hòn đông dân như hòn Củ Tron, hòn Ngang, hòn Mấu, số còn lại là hoang đảo hoặc chỉ có một vài gia đình sinh sống như hòn Nồm, hòn Dầu, hòn Đụng... mà đa số cư dân đều sống bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng bè. 

Đảo lớn nhất ở quần đảo Nam Du là hòn Lớn, nay thuộc xã An Sơn, nhưng xưa nay bà con quen gọi là hòn Củ Tron. Tại đây du khách có thể tham quan nhiều thắng cảnh nổi tiếng như bãi Chệt, bãi Cỏ, bãi Ngự, bãi Giếng…, hay leo núi tham quan ngọn hải đăng, con “mắt biển” canh giữ cho vùng trời Tây Nam. Từ độ cao 309m, phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh sẽ thấy quần đảo giống như một tuyệt tác của thiên nhiên, đẹp nhất là lúc bình minh hoặc ráng chiều.

Kế đến là xã Nam Du, bao gồm 10 hòn đảo nhỏ hoang sơ và quyến rũ. Trong đó, trù phú nhất là hòn Ngang với gần 1000 hộ dân, quanh năm sống bằng nghề đánh bắt. Các làng chài lúc nào cũng có tàu thuyền neo đậu và bè cá san sát bên nhau, trên bờ nhà sàn cọc tre nối tiếp giống như một bức tranh quê mộc mạc thanh bình. Về đêm, từ hòn Ngang nhìn ra khơi, du khách sẽ chứng kiến hằng trăm chiếc thuyền câu mực giăng đèn lấp lánh trông như những chòm sao lung linh, càng làm tăng thêm sự huyền ảo, vắng lặng của một vùng biển đảo xa bờ.

Có thể nói, mỗi địa danh ở Nam Du đều mang một dáng vẻ riêng, nhưng có lẽ hấp dẫn nhất là ở hòn Đụng, hòn Ông, hòn Nốm Giữa… Tuy mỗi đảo chỉ có một, hai gia đình sinh sống nhưng nếu có dịp ghé thăm và ngủ đêm trên đảo, du khách mới tận hưởng cái cảm giác êm đềm, sâu lắng giữa biển khơi, nhất là được nghe bác Vương Ngọc Ánh, chủ đảo hòn Nồm Giữa kể lại cuộc đời ngang tàng, sóng gió và nỗi buồn cách trở quê hương của ông giống như những câu chuyện về Robinson huyền thoại.

Đến với Nam Du, du khách còn có dịp thưởng thức nhiều món ngon vật lạ, mỗi món ăn đều có những hương vị đặc trưng vùng biển đảo, nhất là sò, ốc, mực. Du khách có thể tự ra bãi biển chọn mua rồi nhờ các quán ăn chế biến theo sở thích của mình. Sau mỗi chuyến đi trở về vẫn còn vương mãi cái dư vị ngọt ngào của Nam Du.

Suốt hơn 1/4 thế kỷ trôi qua, bà con ngư dân đã làm thay đổi bộ mặt Nam Du, biến một vùng đảo hoang vu trở thành một quần đảo sung túc, giàu đẹp và ngày càng thu hút đông du khách. Đến Nam Du, mới thấy hết nỗi gian truân vất vả của những con người đầu sóng ngọn gió, suốt đời phải đối đầu với “mặt biển chân mây”, nhưng tâm hồn lúc nào cũng phóng khoáng, chân chất, hiền hòa và giàu lòng hiếu khách./.
Hình ảnh quần đảo Nam Du


twitter facebook Zing.me Hot!Go.vn more

Danh sách nhà nghỉ khách sạn ở Tân An, Long an


Khách sạn Bông Sen (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3821 322 . Fax: (072) 3822 985
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: khách sạn 2 sao


Khách sạn Công Đoàn Du Lịch Long An (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 49 Nguyễn Thái Bình, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3821 779 . Fax: (072) 3826 397
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ


Khách sạn Liên Hoàng Phát (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 68 Hùng Vương, P.2, Tân An, Long An
ĐT cố định: 0723 827 288
Số phòng: 37
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ

Khách sạn Huỳnh Thảo (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 80 Hùng Vương, P2, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3 835 867
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ
Khách sạn Phương Nga (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 119 Hùng Vương, P.2, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3522139
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ


nhà nghỉ Bông Sen (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 7A Võ Công Tồn, P.1, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3 826 439
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ


Nhà nghỉ Dì Mười (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 15 Đường 5, P.4, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3 833 015
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ


Nhà nghỉ Huỳnh Thị Phượng (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 75/32/3 Huỳnh Văn Gấm, P.6, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3 832 856
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ


Nhà nghỉ Long Hương (Tân An, Long An)
Địa chỉ: Ấp Quyết Thắng, xã Khánh Hậu, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3 512 676
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ


Nhà nghỉ Minh Trang (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 9 Đường 5, P.4, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3 835 935
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ


Nhà nghỉ Ngọc Anh (Tân An, Long An)
Địa chỉ: 26 QL1, P.2, Tân An, Long An
ĐT cố định: (072) 3 822 360
Số phòng: Chưa có thông tin
Xếp loại: Nhà nghỉ/khách sạn nhỏ



twitter facebook Zing.me Hot!Go.vn more